Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4
Nguyễn Quang Hải - 05/04/2025 09:10 Kèo phạt thời tiếtthời tiết、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Vallecano vs Espanyol, 2h00 ngày 5/4: Tiếp cận top 6
2025-04-09 02:08
-
Không có hạ tầng số sẽ không có chủ quyền số
2025-04-09 01:31
-
'Vua nhạc sàn' Lương Gia Huy tiết lộ hôn nhân với vợ kém 20 tuổi sau đổ vỡ
2025-04-09 00:29
-
Người thiết kế chiếc áo cổ rùa trứ danh của Steve Jobs qua đời
2025-04-09 00:11


![]() |
Giọng ca gốc Huế vừa về Hải Phòng đưa các con vào TP.HCM chơi hè. |
Chia sẻ với VietNamNet, Long Nhật cho biết thời gian chạy show bận rộn, chi phí nuôi dạy các con khá lớn nhưng đó chính là động lực của anh. "Có con phải nuôi dạy đó là trách nhiệm của mình, là điều tất nhiên như nắng như mưa, giống như cha mẹ nuôi dạy mình. Trong gia đình, tôi là người lo toan cho em gái, lo cho bố mẹ, giờ lại lo cho con, cho cháu. Nghệ sĩ có điều kiện hơn một chút, tôi cố nhận thêm vài show, vài bộ sitcom, đi quay, đi hát" - Long Nhật nói.
![]() |
Động lực lớn nhất của Long Nhật chính là các con. |
Nam ca sĩ bộc bạch dù phải làm việc kiếm tiền nuôi con, nhưng anh luôn cảm thấy vui và phấn chấn vì tất cả đều dành cho những người mình yêu thương.
"Nhiều người hỏi tôi vì sao lại lấy, vợ sinh con làm gì, sao đẻ nhiều con quá, sao không độc thân cho sướng. Tôi lại có một quan niệm khác bởi lẽ cha mẹ có thương mình đến mấy cũng sẽ già, anh em trong nhà ai cũng phải có cuộc sống riêng. Khi người nghệ sĩ về già, tích lũy được một ít tiền, còn có con cái mà sum vầy, nổi tiếng cách mấy cũng rơi vào quên lãng mà thôi" - anh chia sẻ.
Làm nghề nhiều năm, trải qua bao thăng trầm hoạt động nghệ thuật để mưu sinh nuôi vợ con, gia đình, Long Nhật nghẹn ngào chia sẻ những kỷ niệm thời còn khó khăn: "Ngày xưa, thời bao cấp, tôi mới về Sài Gòn, cứ mỗi buổi chiều, tôi chạy xe máy đến các tiệc cưới hát lấy tiền. Tiền đó là tiền đi chợ, tiền ăn sáng, tiền tiêu lặt vặt. Hồi đó, tôi chưa có nhà. Tiền buổi tối hát sân khấu chuyên nghiệp, đi tỉnh tôi để dành trả tiền nhà và đóng học cho các con, còn dư tích thêm để mua thêm xe máy rồi từ từ mua được nhà".
Chia sẻ về định hướng cho các con trong tương lai, nam ca sĩ bày tỏ quan điểm anh tôn trọng sự lựa chọn của con cái dù vẫn đưa ra những lời khuyên và định hướng để con tham khảo. Anh cũng chia sẻ không ủng hộ con đi theo con đường nghệ thuật nếu như không có sự quyết tâm cao vì sự con không chịu được sự khắc nghiệt của nghề.
"Mình giống như chiếc mũi tên chỉ đường, con mình là chiếc xe, mình chỉ đường nào nó chạy đường đó. Nhưng đôi lúc cái xe ý không nghe lời mũi tên kia, con cái cũng vậy, sẽ có lúc nó không theo ý mình. Nếu cái xe đi theo một hướng khác, lập tức mũi tên kia cũng sẽ chuyển hướng theo chiếc xe.
Đôi khi mình định hướng nhưng con lại có một suy nghĩ riêng, sở thích riêng, hoài bão riêng, mình thấy hợp lý thì theo. Còn nếu con làm nghệ thuật, thực sự tôi lại không thích, tôi lại không mơ ước điều đấy.
Tôi sợ con theo nghiệp nghệ thuật sẽ vất vả vì chúng không có thần kinh thép như tôi, không chịu đựng được sự khắc nghiệt của môi trường showbiz. Còn nếu con có ý chí như năm xưa tôi đã từng đứng trước bố mẹ nói rằng nếu không hát tôi sẽ chết thì mọi quyết định của con tôi đều ủng hộ tới cùng" - Long Nhật chia sẻ.
![]() |
Nam ca sĩ lo lắng các con theo nghiệp nghệ thuật sẽ vất vả. |
Long Nhật tự nhận bản thân có nhược điểm quá bao bọc các con. Anh chăm chút cho con cái từ những việc nhỏ nhất thay vì để con tự lập và biết chăm sóc bản thân. Ngoài ra, anh cũng rất dễ tính với các con và với anh, việc đi học là để con trưởng thành, biết nhận thức lớn khôn chứ không phải vì bằng cấp.
"Tôi có nhược điểm là bao bọc quá, ôm đồm hết, ôm các con vào lòng. Thằng Bim (con trai lớn của nam ca sĩ) mà giờ này tôi còn nặn kem ra bàn chải, ủ áo rồi chải tóc cho nó nữa. Tôi rất chăm bẵm như nhắc ăn cơm, nhắc đi tắm. Con vứt đồ đầy nhà cửa, tôi đi xếp lại.
Con gái ngăn nắp hơn, con trai thì lôi thôi. Tôi thấy cái đó là hạnh phúc của người làm cha, nhưng mà nhiều người nói cái đó là không đúng, phải để con nó tự lập nó lớn lên, mình ôm nó vào lòng như thế là không ổn.
Tôi rất dễ tính với các con, có thể nói là không có kỷ luật, mưa thì nghỉ học, lạnh thì nghỉ học, không ăn cơm thì ăn mì, không ngủ trưa thì đi ngủ sớm. Không đi học thì thôi, học làm người chứ tôi cũng không quan trọng bằng cấp. Đó là nhược điểm của mình nhưng mà mình không đổi được. Có những người có chứng nghiện con đấy, và tôi là một trong số đó", Long Nhật chia sẻ.
Long Nhật trong một chương trình truyền hình:
Thanh Nhàn

Đi hát đám cưới, Long Nhật nhận túi hàng hiệu và cát-xê 500 triệu
“Đó là một lần hát đám cưới con gái của một fan ở Bắc Kạn. Hát xong đám cưới, chị mời tôi lên lầu rồi đưa tôi túi đồ hiệu xếp đầy tiền, lên đến 500 triệu”, Long Nhật nhớ lại trong Chuyện cuối tuần tập 25..
" alt="Long Nhật thừa nhận 'nghiện' con, vẫn miệt mài kiếm tiền dù đã ngoài 50" width="90" height="59"/>Long Nhật thừa nhận 'nghiện' con, vẫn miệt mài kiếm tiền dù đã ngoài 50
![]() |
Trần Tuấn Sơn, sinh năm 1993 - cựu học sinh UWC Singapore và cựu sinh viên ĐH Brown (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Tự viết câu chuyện cuộc đời mình
Trần Tuấn Sơn sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ bên ngoài thủ đô Prague, Cộng hòa Séc. Đến năm 16 tuổi, cậu nhận được học bổng toàn phần của Trường Thế giới Liên kết Đông Nam Á và sang Singapore học tập.
Chàng trai sinh năm 1993 cho biết, chính trải nghiệm học tập ở UWC đã giúp cậu nhận được học bổng Davis – học bổng lớn nhất dành cho sinh viên quốc tế ở Mỹ và theo học ĐH Brown – một trong tám trường Ivy League.
“Tôi luôn ghen tị với bạn bè khi họ được đi du lịch nhiều quốc gia trong các kỳ nghỉ của gia đình, và tôi mơ ước cũng được đặt chân tới các thành phố, quốc gia khác nhau từ khi biết đọc” – Sơn kể.
Suốt thời phổ thông, cậu nhận ra những kiến thức mình thu nhận được không đủ, “vì chương trình học ở trường không thực sự thách thức và học sinh không quan tâm quá nhiều đến chuyện học tập cho tới năm cuối”.
Vì thế, cậu quyết định cải thiện khả năng tiếng Anh trong suốt những năm học phổ thông để chắc chắn rằng có thể thể hiện tốt trong các cuộc phỏng vấn. Đồng thời, Sơn cũng duy trì điểm số cao cho tới khi nộp hồ sơ, cố gắng đọc nhiều về chính trị, văn hóa và xã hội nước ngoài khi có thời gian rảnh rỗi.
Bắt đầu tìm kiếm học bổng du học từ năm 15 tuổi, cuối cùng Sơn tìm thấy UWC – một ngôi trường lâu đời với hệ thống cơ sở ở gần 20 quốc gia. Khi còn ở Séc, Sơn chỉ học tập ở một ngôi trường bình thường ở địa phương – một yếu tố mà Sơn cho rằng không phải là lợi thế của mình so với các ứng viên khác. “Đến với UWC Singapore là lần đầu tiên tôi theo học một ngôi trường có những sinh viên quốc tế tham vọng và đầy động lực. Trước đó, tôi chỉ học ở một trường địa phương của Séc – nơi tôi là 1 trong 4 người dân tộc thiểu số của trường”.
Hãy làm mình đặc biệt
![]() |
Sơn và các bạn ở UWC Singapore. Ảnh: NVCC |
“UWC có thể là trải nghiệm quan trọng nhất trong cuộc đời tôi vì nó định hướng tôi đến với Brown. Tôi được nhận vào Brown là nhờ những động lực mà tôi nhận được ở UWC” – Sơn khẳng định.
Tuy nhiên, cậu cũng thừa nhận nguồn gốc Việt – Séc đã giúp hồ sơ của cậu trở nên khá đặc biệt.
“Bài luận của tôi nói về việc mình lớn lên ở Séc với tư cách là thế hệ đầu tiên được sinh ra ở châu Âu. Tôi nói về sự mâu thuẫn của mình khi vừa muốn hiểu và duy trì những giá trị của bố mẹ nhưng vừa muốn hòa nhập với cộng đồng. Chứng kiến bố mẹ làm việc vất vả trong một cửa hàng nhỏ, tôi nói về ước mơ và tham vọng của bản thân và những tác động tích cực mà giáo dục của Brown với tương lai của gia đình tôi” – Sơn chia sẻ về bài luận gửi tới ĐH Brown.
“Du học là niềm đam mê của tôi, nhưng tôi chưa từng mơ được vào một trường Ivy trước khi tôi vào được UWC. Việc chứng kiến bạn bè được nhận vào các trường như Harvard, Oxford đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi, giúp tôi nhận ra rằng ít nhất cũng nên thử một lần”.
Sơn cho biết, học bổng Davis là một hỗ trợ rất lớn cho việc học tập của cậu ở nước Mỹ đắt đỏ và đó cũng là lựa chọn rẻ nhất cho gia đình cậu. Những người nhận được học bổng này sẽ được hỗ trợ 20-40% học phí bởi gia đình Davis. Phần còn lại được chi trả trực tiếp bởi trường đại học, trong trường hợp của Sơn là ĐH Brown. “Hồ sơ về thu nhập của gia đình sẽ quyết định ngân sách dành cho mỗi sinh viên là bao nhiêu” – Sơn chia sẻ.
Ngoài ra, các hoạt động vì cộng đồng, kỹ năng lãnh đạo, hoạt động thể thao, văn hóa, mối quan hệ với các vấn đề của thế giới… cũng là những yếu tố mà ban tuyển sinh của trường muốn nhìn thấy ở một ứng viên.
![]() |
Sơn cùng nhóm cựu học sinh UWC ở ĐH Brown. Ảnh: NVCC |
Với những bạn trẻ muốn nộp hồ sơ xin học bổng, Sơn khuyên các bạn nên chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, đam mê của mình để bạn trở thành một ứng viên đặc biệt. “Trong trường hợp của tôi, tôi biết kỹ năng Toán học của mình không phải là thế mạnh và nó ảnh hưởng tới điểm SAT của tôi. Vì thế tôi học tập chăm chỉ hơn, trao đổi với giáo viên toán thường xuyên hơn để đảm bảo rằng sẽ đạt kết quả tốt ở các kỳ thi, đồng thời hiểu về kiểu tính cách và “profile” học tập mà các trường đang tìm kiếm. Ví dụ như ĐH Brown tìm kiếm sự cởi mở với những ý tưởng mới, khả năng viết tốt và sự quan tâm với các vấn đề xã hội”.
Tận dụng cơ hội để được đi
Trong quá trình theo học Brown, Sơn có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống và môi trường học tập ở nhiều quốc gia khác nhau. Năm thứ 3, Sơn dành một học kỳ ở ĐH Yonsei, Hàn Quốc. ĐH Brown có chính sách khuyến khích các sinh viên ngành Quan hệ quốc tế có những trải nghiệm khác bên ngoài nước Mỹ. Và Sơn đã chọn Hàn Quốc vì quan tâm tới các chính sách kinh tế của nước này và sự phát triển của các tập đoàn như Samsung, Hyundai.
![]() |
Sơn trong ngày tốt nghiệp ĐH Brown. Ảnh: NVCC |
Kỳ học tiếp theo, Sơn chọn Paris vì muốn cải thiện khả năng tiếng Pháp và muốn được tiếp cận việc nghiên cứu chính sách. Cậu dành mùa xuân năm đó để học về chính trị Pháp và thực tập ở một công ty cố vấn của Pháp. Cũng nhờ một học kỳ ở đây mà trình độ tiếng Pháp của Sơn tiến bộ khá nhanh.
Với tiếng Hàn, Sơn chưa ở mức thành thạo nhưng đủ để giao tiếp hội thoại đơn giản. Ngoài 2 ngoại ngữ này, cựu sinh viên Brown cũng thành thạo tiếng Séc, tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, với tiếng Việt, Sơn thừa nhận không được học bài bản nên chỉ giao tiếp tốt về các chủ đề thường ngày trong gia đình, chứ không tự tin khi đọc và viết. “Tôi rất muốn được học tiếng Việt một cách bài bản”.
Trong quá trình học tập ở UWC hay Brown, Sơn cũng tận dụng mọi cơ hội để khám phá các quốc gia, những nền văn hóa mới. Khi còn ở UWC, cậu có cơ hội được đi nhiều quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Timor Leste, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan. Khi ở châu Âu, Sơn cũng đi thăm thú một số nơi vì đi lại ở đây rất thuận tiện.
“Nhận học bổng ở trường quốc tế là một bắt đầu hoàn hảo. Thậm chí, bây giờ tôi quyết định tìm kiếm việc làm trong ngành tư vấn quản lý vì muốn có một công việc có nhiều cơ hội được đi và khám phá những vùng đất mới” – Sơn nói.
Hãy cởi mở và mạo hiểm
![]() |
Sơn và gia đình chụp ảnh kỷ niệm trước Nhà Trắng. Ảnh: NVCC |
Sơn chia sẻ, gia đình cậu sống một cuộc sống điển hình của người Việt nhập cư Séc. Bố mẹ cậu có một cửa hàng tạp hóa và một cửa hàng đồ gia dụng ở đây. Họ phải làm việc rất vất vả, kể cả những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, họ luôn nói với con cái về tầm quan trọng của giáo dục đại học và khuyến khích con theo đuổi. “Bố mẹ tôi chưa từng mơ đến một ngày tôi có thể học tập ở Mỹ. Ngày tốt nghiệp là khoảnh khắc tự hào của gia đình tôi. Bố mẹ tôi không chỉ mơ ước được đặt chân tới New York hay Washington DC, mà đó còn là lần đầu tiên gia đình tôi thực sự có một kỳ nghỉ cùng nhau”.
“Mặc dù cả bố mẹ tôi đều không đủ may mắn để được học đại học và không thực sự hiểu về những gì tôi đã trải qua, nhưng họ luôn ủng hộ những quyết định của tôi. Họ tin vào khả năng đối mặt với những thách thức mới của tôi và giúp tôi cảm thấy vững tin. Tôi cực kỳ biết ơn bố mẹ”.
Được đi nhiều nước, học ở nhiều nơi, nói nhiều ngoại ngữ, Sơn cho rằng để trở thành công dân toàn cầu, “quan trọng là phải cởi mở và mạo hiểm”. Không những thế, bạn còn phải trở thành đại sứ cho đất nước mình.
“Tôi tin rằng những bài học mà chúng ta học được ở nước ngoài nên được sử dụng không chỉ để cải thiện bản thân, mà còn để đất nước phát triển. Đừng mắc kẹt trong quá khứ, mà hãy nhìn về phía trước và nghĩ đến những cách mà bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Bằng cách này, bạn có thể tìm được những cơ hội học tập hay làm việc ở khắp nơi trên thế giới. Và khi bạn ở nước ngoài, hãy là chính mình và làm tốt nhất có thể trong mọi khoảnh khắc mà bạn được gặp gỡ một người mới”.
- Nguyễn Thảo
Chàng trai 23 tuổi tốt nghiệp Ivy, nói 5 ngoại ngữ, đi hàng chục quốc gia

- Nhận định, soi kèo Atalanta vs Lazio, 22h59 ngày 6/4: Hụt hơi
- Học sinh tiểu học thi tuyển công chức
- Quản lý dạy thêm học thêm: Sở GD
- Dọa tung băng sex nếu vợ đòi nhiều tiền li dị
- Nhận định, soi kèo Yokohama FC vs Shimizu S
- Lái xe ủi “san bằng” sở cảnh sát để báo thù
- Sao Việt 17/7: Chi Pu, Dương Hoàng Yến thả dáng bên bể bơi
- Hiệu trưởng chửi học viên bị yêu cầu gỡ bỏ chức danh giáo sư
- Nhận định, soi kèo Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4: Không còn gì để mất
